Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Chữa ung thư bằng lá đu đủ đực

          Lá cây đu dủ có thể chứa một thành phần chiết xuất giống như thuốc được điều chế trong phòng thí nghiệm được các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ nghiên cứu có thể chữa bệnh ung thư. Thổ dân Úc cũng dùng phương pháp xắt lá phơi khô dùng để uống chữa khỏi căn bệnh ung thư từ xưa. Vậy lá đu đủ có tác dụng gì:

Thời gian trước, tôi đi làm ngang qua một con hẽm trên đường Tân Sơn Nhì, Tân Phú, thấy có người băm thái nhỏ lá và thân cây đu đủ mà không biết họ làm gì. Tôi vốn cũng là người đam mê hay tìm hiểu về các loài thuốc, biết rằng có thể người ta sắc thái lát phơi khô để uống nhưng do công việc gấp nên tôi không dừng xe hỏi.

Bẫng đi một thời gian, hôm nay dò đọc báo mạng thấy được công dụng của lá đu đủ đực có những công hiệu có thể không được kiểm chứng bằng khoa học nhưng có tác dụng chữa khỏi một số bệnh ung thư.
Theo một số tạp chí nước ngoài có viết rằng, một bác sĩ người Đức làm việc bên Úc công bố: "Thổ dân Úc đã biết cách dùng lá Đu Đủ chữa khỏi bệnh ung thư". Sau này báo Văn Nghệ Tiền Phong có dịch ra tiếng Việt phổ biến ra cộng đồng.

Đến nay, một số trang web trên internet đã phổ biến rộng rãi nhiều phương pháp nghiên cứu và chữa bệnh ung thư đem đến cứu cánh cho người bệnh. Có thể họ hết hẵn hoặc cũng có thể giúp giảm hết một phần nào chống lại căn bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng này.
Một số nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của cây đu đủ: chiết suất từ là đu đủ có đủ khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

Theo một nghiên cứu từ bang Taxas, thì khi uống lá đu đủ khô, làm tăng trưởng sức mạnh cho số lượng bạch huyết cầu trong người tức sức đề kháng tăng từ từ 100.000 -1.000.000 lần, do đó đủ khả năng tiêu diệt và sa thải tế bào ung thư đó ra ngoài cơ thể. Đó là nguyên do tại sao khi người bệnh uống có phân đi ra màu đen và rất hôi hám.

Kết quả nghiên cứu mới được đăng tải trên "Tạp chí dược lý dân tộc" của Nhật Bản". Theo phát hiện mới của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Văn phòng thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung Tâm Ung thư, Đại học Florida ở Mỹ và Đại học Tokyo ở Nhật Bản, chất chiết suất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và hiệu quả này tương thích với tất cả các tế bào ung thư được xây dựng trong phòng thí nghiệm, gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thu tuyến tụy, ung thu buồn trứng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư vòm họng,...
Mặt khác, việc sử dụng chất chiết xuất ừ lá đu đủ kháng ung thư còn có ưu điểm là nó không mang độc tính có hại cho các tế bào cơ thể và hệ tuần hoàn máu, không gây ra bất kỳ nào về tác dụng phụ. Nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng không ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, đến các tế bào khỏe mạnh. Vì vậy sẽ tránh được các trường hợp làm tổn thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các biện pháp uống thuốc Tây y thông thường, tiêm truyền hóa xạ trị,...
SAU CÙNG, TÔI XIN NÓI RÕ HƠN VỀ CÁCH UỐNG LÁ ĐU ĐỦ CHỮA BỆNH UNG THƯ:

1/. Hái lá đu đủ rửa sạch, xắt lát nhỏ, phơi khô.

2/. Sao vàng khử thổ, để giữ lâu không bị nấm hay ẩm mốc.

3/. Hàng ngày nấu lấy nước uống như uống trà, không hạn chế.

4/. Nước nấu xong không quá đậm (đắng), chỉ có màu vàng như cánh kiến là được.

5/. Dùng liên tục được 1 tháng, sẽ có nhiều biến chuyển, hạn chế được sự phát triển của bệnh và sau đó bệnh sẽ dần khỏi.

6/. Xay nước mãng cầu xiêm (ngày 1-2ly) cho uống thêm -để tăng thêm sức và góp phần chữa bệnh nhanh chóng.

Khi uống xong khi đi tiểu tiện sẽ đào thải ra chất nhày màu đen. Có hiện tượng tiêu chảy, nhưng dần sẽ khỏi nếu điều chỉnh liều lượng tùy theo cơ địa mỗi người. Khi uống với lượng nước nấu chín với lá đu đủ, sẽ đi đại tiện phân lỏng (tiêu chảy) từ vài ngày cho đến vài tuần. Sau thời kỳ tiêu chảy khoảng 1 tuần, đại tiện sẽ có phâ màu đen và rất hôi. Người bệnh càng nặng thì phân càng hôi và mức độ đen càng cao. Sau vài ngày sẽ trở lại bình thường. Trong các trường hợp này, vẫn tiếp tục uống trà lá đu đủ không được nghỉ (khi nghĩ tế bào ung thư lại tái phát sinh).

Những người đang có ung nhọt, bướu cổ sẽ từ lặn và biến mất.

Tuy nhiên, đây cũng là một liệu pháp cũng có thể thử qua, hiện nay trên các diễn đàn khoa học cũng đang đề xuất mọi người nếu có bệnh ung thư uống bán liên chi và bách hoa xà thiệt thảo cũng là cứu cánh cho người bệnh.

Đối với những bệnh nhân nghèo, đây cũng là phương pháp chữa bệnh tạm thời, chống lại căng bệnh nguy hiểm này giúp họ vui sống cũng gia đình và người thân. Phòn bệnh hơn chữa bệnh, bạn có thể uống để loại bỏ độc chất của nó bằng 2 loại thuốc chúng tôi nêu trên.

P/S: Ngoài ra lá đu đủ còn có tác dụng sau đây: -Chữa tiểu đường: giúp ổn định đường huyết trở lại. -Chữa bệnh yếu sinh lý. -Lọc bỏ độc chất trong máu, tế bào cơ thể. -Tăng sức đề kháng Bạn cũng nên nhớ rằng, không nên sử dụng lá đu đủ xanh để uống nhé. Và trà khi uống lá đu đủ khô phải sử dụng mức độ vừa phải, không nên đậm đặc. Chỉ uống nước có màu vàng cánh kiến là được.


DỤNG CỤ Y KHOA KIM MINH
(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

BÀI VIẾT DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI TRỒNG ĐU ĐỦ TRÊN ĐẤT HOÀI ÂN

Hoài Ân là vùng trung du thuộc trung bộ, chiệu ảnh hưởng thời tiết rõ rệt cả bốn mùa XUÂN HẠ THU ĐÔNG.
Cây đu đủ lại là cây nắng không ưa mưa không chiệu, chính vì vậy khi trồng phải chọn thời vụ cho thích hợp để cây phát triển khỏe mạnh, tránh được sâu bệnh gây hại cho cây.
THỜI VỤ

1- Vụ đông: Trồng vào những tháng 10-11-12 (âm lịch).
2- Vụ hè: Trồng vào những tháng 4-5 (âm lịch).

GIEO HẠT VÀ ƯƠM CÂY

1- Vườn ươm :
Hạt đu đủ có thể gieo trong bầu đất, trên luống hoặc trực tiếp vào các ụ đất đã được chuẩn bị để trồng.
(Gieo trong bầu đất: Bầu đất có kích thước 12cm x 15cm. Đất + phân chuồng hoai mục trộn đều theo tỉ lệ 2 : 1).

Gieo trên luống: Đất làm kỹ cần 5-10kg phân hữu cơ hoai mục, 0,1-0,15 kg Supe lân, 0,3 –0,5 kg vôi rải đều, trộn lại trên 1m2.

2- Gieo hạt :
Chọn hạt giống tốt. Ngâm trong nước 4 - 5 giờ vớt ra, ủ trong nhiệt độ 30 - 32oC từ 4–5 ngày thì nứt mầm. Chọn những hạt nảy mầm gieo vào bầu đất, sâu 0,5–1cm. Gieo trên luống từ 7–10 ngày hột nảy mầm, khi cây được 5–7 lá (30 –50 ngày) thì có thể trồng.
Lưu ý: Vào mùa đông cần phải ươm trong nhà kính, tránh gió đông bắc gây cháy lá (khô lá)

CHỌN ĐẤT

Chọn đất ở vùng cao, thoát nước tốt, hoặc vùng đất đồi, nếu trồng ở vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu. Đất giàu chất hữu cơ là lý tưởng nhất. Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5

LÀM ĐẤT

1- Mật độ, khoảng cách:
- Hàng x hàng: 2-2,5m; cây x cây: 2m; Mật độ: 2.000-2.100 cây/ha.
- Lượng giống cần cho 500 m2 : 2 – 2,5 gói (1 gram/gói, ~ 65 hạt/gói)

- Đất cày sâu lên luống cao, mặt luống rộng 1m, cao 0,4 – 0,5m, cây cách cây khoảng 2m, căn cứ vào khoảng cách để đào lỗ, bón phân lót rồi trộn đều với đất và đắp bằng. Cây đu đủ trước khi xuống giống 1 ngày phải tưới nước đầy đủ, lấy cây trong bầu ra rồi trồng xuống đất ngay thẳng, mỗi hốc trồng 1 cây, sau đó tưới nước. Đối với mặt luống dùng màng phủ nông nghiệp thì hố đào vừa túi bầu (khoảng 15 x 20 cm)

Mỗi hố cần: 5kg phân chuồng; 300g NPK (15-9-17+TE), 300g Supe lân, 250g bao hạt vàng, 200g vôi. (Nếu không có phân chuyên dụng thì nên chọn phân NPK 20-20-15+TE)

2- Lượng phân bón lót/100 cây (khoảng 500 m2): Phân chuồng: 500 kg; NPK (15-9-17 +TE): 30 kg; Supe lân: 30 kg; 25 kg bao hạt vàng; vôi: 20 kg. (Nếu không có phân chuyên dụng thì nên chọn phân NPK 20-20-15+TE)

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH


Sau đây là những bệnh thường gặp đối với đu đủ trên khu vưc Hoài Ân.

a/ Bệnh khảm:
do côn trùng chích hút truyền nhiễm: nhện đỏ, rệp… Mặt luống trồng phủ màng phủ nông nghiệp có thể hạn chế rệp. Chăm sóc quản lý để cây đu đủ phát triển khỏe và nhanh, tăng cường sức kháng bệnh. Vệ sinh vườn, phun các loại thuốc trừ côn trùng môi giới gây bệnh. Bệnh nặng phải hủy bỏ cây.

b/ Nhện đỏ:
Phun thuốc Ortus, Silsau, comite, Danitol, Kelthane…

c/ Rệp, rầy:
Vệ sinh vườn, phun các loại thuốc: Supracide, Regent, TANGO…

Sau đây là bản tin thời tiết khu vực

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Ðu đủ và thai nghén - sự thật hay truyền thuyết?

Y học cổ truyền đã từng có nhiều kinh nghiệm về các bài thuốc từ thảo mộc được áp dụng từ thế hệ này sang thế hệ khác, chẳng hạn như cam thảo, cây thanh hao hoa vàng (qing hao su)... được xác nhận là có tác dụng chữa một số bệnh.

Một trong những niềm tin tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nhiều nước châu Á khác, đó là mối liên hệ giữa quả đu đủ và thai nghén. Hầu như các phụ nữ nông thôn ở nước ta trong thời gian thai nghén đều được thế hệ đi trước dặn dò nên tránh ăn đu đủ xanh (non) vì có thể gây sẩy thai! Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số vấn đề có liên quan giữa đu đủ và thai nghén.


Ðặc điểm sinh học của quả đu đủ

Quả đu đủ có tên khoa học là Carica Papaya Linn. Ðu đủ (papaya) thuộc họ nhỏ Caricaceae có hai giống; họ Caricaceae, thường xếp chung vào họ Passifloraceae, người ta còn gọi Papaya theo tiếng Anh là Paw-paw.

Ðu đủ là một loại quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở các nước Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Ðộ, Ðông Nam Á. Các nước có sản lượng thu hoạch đu đủ cao nhất thế giới là Brazil, kế đến là Nigeria, Ấn Ðộ... Quả đu đủ chín dùng để ăn, trái xanh để làm gỏi, nấu canh...

Giá trị dinh dưỡng của đu đủ trong 100g chất quả:

Nước (%)................................ 88
Năng lượng (Calories).......... 43
Protein (%)............. ............. 0.6
Chất mỡ (%)......................... 0.1
Carbohydrates (%)................ 10
Sợi(%)................... % US RDI
* Vitamin A............................. 48
Vitamin B1.......................... 3.6
Vitamin B2.......................... 8.1
Niacin.................................. 2.2
Vitamic C.............................. 80
Calcium................................ 2.4
Phosphorus.......................... 1.6
Sắt.......................................... 3
Natri .......................................
Kali .........................................

* RDI. (Recommended Daily Intake): nhu cầu tiêu thụ trong một ngày do FDA Mỹ đề xuất, thiết lập dựa trên nhu cầu trung bình của một nam giới, cân nặng 70kg, mức năng lượng tiêu thụ 2.700kcal/ngày.

Như vậy về mặt dinh dưỡng, đu đủ là loại trái cây có đủ sắt (Fe) và Calcium, khá giàu Vitamin A, B, G và rất giàu Vitamin C.

Tuy là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng khá cao, nhưng theo kinh nghiệm dân gian đu đủ được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên "không lành" và có tác dụng của một dược chất.

Kinh nghiệm về cách dùng đu đủ trong dân gian và ứng dụng trong công nghệ:

1. Mủ và nhựa đu đủ có thể gây viêm da.

2. Ở Trung Mỹ, trong dân gian, người ta sử dụng đu đủ để điều trị bệnh lỵ amip (Entamoeba histolytica), một loại ký sinh trùng gây tiêu chảy dạng lỵ và biến chứng áp- xe gan.

3. Ở Samoa, người dân dùng phần dưới vỏ thân cây đu đủ để chữa chứng nhức răng.

4. Nhựa đu đủ có chứa papain, là một trong hai loại men tiêu hủy protein (proteolytic enzymes) có tác dụng làm mềm thịt bắp. Chính do tác dụng này, khi dùng đu đủ hầm chung với thịt, thịt sẽ mềm hơn. Người dân vùng Ca-ri-bê, Trung Mỹ cho biết họ có thể dùng khẩu phần với số lượng lớn thịt cá nhưng vẫn không hề gì nếu ăn đu đủ xanh sau đó.

5. Phần cơm đu đủ là thành phần chính của các loại mỹ phẩm như kem nền (mặt), kem đánh răng, xà bông gội đầu.

6. Các ứng dụng quan trọng trong y học của nhựa đu đủ là chiết xuất papain để dùng trong phẫu thuật cột sống (là một loại "dao phẫu thuật tự nhiên" để mở đĩa đệm). Nghiên cứu cho thấy chiết xuất papain có hoạt tính kháng sinh (antibiotic activity) với tác dụng chống vi khuẩn gram dương (gram-positive bacteria). Nó còn được dùng để điều trị lở loét; làm tiêu giả mạc trong bệnh bạch hầu; chống kết dính sau phẫu thuật; làm thuốc giúp tiêu hóa. Trong công nghiệp, papain được dùng để tinh chế bia; xử lý len và lụa trước khi nhuộm; là phụ gia trong công nghệ chế biến cao su; khi tinh chế dầu gan cá tuna, người ta tiêm papain vào gan trước khi chiết xuất, làm cho thành phẩm giàu Vitamin A và D hơn. Khoảng 1.500 quả đu đủ xanh cỡ vừa cho được khoảng 650g papain.

Niềm tin về ảnh hưởng của đu đủ đối với sinh sản và thai nghén

Tác hại được cho là nguy hiểm nhất của đu đủ mà kinh nghiệm dân gian của nhiều nước đã đúc kết, đó là mối liên quan giữa đu đủ xanh với sinh sản và thai nghén. Từ lâu đời, người Ấn Ðộ đã sử dụng đu đủ xanh cũng như hạt đu đủ để tránh thai, và không chỉ dùng ở phụ nữ mà còn cho cả nam giới. Nhiều phụ nữ châu Phi, châu Á và Mỹ đã sử dụng đu đủ như một loại thuốc tránh thai bằng cách ăn trong ngày có quan hệ tình dục.

Ở Ấn Ðộ đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về thái độ và hành vi (attitude and behaviour) ăn uống trong thai nghén, khi phỏng vấn các đối tượng, đu đủ là thành phần được nhắc đến rất nhiều. Một nghiên cứu khi tiến hành phỏng vấn 1.106 phụ nữ có thai và cho con bú ở 44 làng tại hai huyện Mahabubnagar và Andhra Pradesh vào những năm 70, 72% cho biết họ tin rằng đu đủ là thức ăn "nóng", có hại cho thai nghén. Các nghiên cứu tương tự khác trên số đông phụ nữ (từ 500 - 1200) cho thấy đu đủ có tác động gây sẩy thai, 35% phụ nữ tránh không ăn đu đủ trong thời kỳ thai nghén. Ở Ấn Ðộ, muốn gây sẩy thai, người ta cho người phụ nữ đã đậu thai ăn đu đủ non hoặc dùng rễ cây đu đủ nghiền nát, thêm ít muối và cho uống.

Bằng chứng khoa học về mối liên quan giữa đu đủ với sinh sản và thai nghén: Trong vòng 40 năm qua đã có trên dưới 200 bài báo khoa học đề cập đến tác dụng y học của cây đu đủ trên nhiều lĩnh vực, trong số đó có khoảng vài chục bài liên quan đến tác động của đu đủ đối với sinh sản và thai nghén. Những nghiên cứu về đu đủ hầu hết được tiến hành trên động vật thực nghiệm.


Tác dụng tránh thai của trái đu đủ

Một điều ngạc nhiên là trái đu đủ không chỉ có tác dụng phòng tránh thai ở phụ nữ mà còn cả trên nam giới.

Năm 1993, một nhóm các nhà khoa học Anh thuộc Viện Ðại học Sussex đã chứng minh papain có tác dụng làm ngăn cản quá trình thụ thai ở phụ nữ. Qua kết quả nghiên cứu, họ đưa ra hai thuyết về tác dụng ngừa thai của quả đu đủ:

1/ Chất papain trong đu đủ có tác dụng ức chế hormone progesterone và làm ngăn cản quá trình thụ thai;

2/ Chính tác dụng làm mềm thịt của papain có thể phá hủy màng tế bào phôi thai. Ở Sri Lanka, các phụ nữ tránh thai bằng cách đơn giản là ăn đu đủ hàng ngày, và khi muốn đậu thai thì chỉ việc dừng ăn đu đủ!

Kinh nghiệm dân gian ở một số nước châu Á cho thấy, không chỉ ở phụ nữ, mà cả nam giới nếu ăn đu đủ trong một thời gian dài cũng có khả năng tránh thai. Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cũng cho các kết quả lý thú. Hạt đu đủ đã được chứng minh là có hiệu quả tránh thai trên nam giới. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột và thỏ cho thấy các phần chiết xuất từ chloroform có trong hạt đu đủ có tác dụng tránh thụ thai có thể hồi phục được trên chuột và thỏ đực mà không có độc tính. Thử nghiệm trên các chất chiết xuất từ hạt đu đủ, cho thấy chúng có khả năng ức chế sự di chuyển của tinh trùng trên chuột và giảm sinh tinh trùng trên thỏ. Nghiên cứu gần đây nhất tiến hành theo cùng cách thức với các thí nghiệm trên ở loài khỉ langur, cho thấy hiệu quả làm giảm sinh tinh trùng xuất hiện sau điều trị 90 ngày và khả năng ngừa sinh xuất hiện sau điều trị 30-60 ngày mà không có tác dụng độc tính. Chức năng sinh tinh trùng được phục hồi hoàn toàn sau khi ngừng dùng thuốc 150 ngày. Tuy nhiên cơ chế hoạt động của các chất chiết xuất từ hạt đu đủ vẫn còn chưa nhất quán.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy có lẽ các tác động này là do tương tác của các hoạt chất lên nguồn estrogen, androgen và antiandrogen. Nhưng trong nghiên cứu sau này trên loài khỉ nêu trên, người ta thấy số lượng tế bào tinh trùng bất thường đếm được tăng lên cũng như bị bất động hoàn toàn ngay trong giai đoạn đầu điều trị, và như thế có khả năng tác động vào môi trường bên trong của thừng tinh hoặc vào trong giai đoạn tế bào mầm của tinh trùng trong tinh hoàn.

Nghiên cứu sâu hơn nữa, các tác giả quan sát thấy tổn thương xảy ra ở tế bào Sertolli (là một tế bào sinh tinh trùng) và tình trạng giảm thiểu tinh trùng có thể là do tác động chọn lọc của thuốc lên sự phát triển của tế bào mầm, có lẽ qua trung gian là các tế bào Sertolli, gây nên tình trạng ức chế hoạt động của các ti lạp thể, có thể ảnh hưởng đến chuỗi hô hấp tế bào gây độc tế bào trong quá trình tăng sinh tế bào mầm. Ðây là một kết quả quan trọng hứa hẹn cho ra đời một loại thuốc tránh thai tạm thời cho nam giới. Các nhà khoa học ở New Dehli cho biết đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm thuốc trên những người tình nguyện.

Ðu đủ non có khả năng gây sẩy thai?

Qua một nghiên cứu trên chuột ở Ấn Ðộ, người ta cho chuột đang mang thai ăn tự do các loại trái cây khác nhau, kết quả cho thấy trái đu đủ non có tác dụng ngăn cản chu kỳ động dục và gây sẩy thai. Mức độ sẩy thai sẽ giảm xuống khi cho chuột ăn đu đủ chín. Một nghiên cứu khác về tác dụng trên trương lực tử cung, người ta đã thử nghiệm chất chiết xuất từ nhựa đu đủ (papaya latex extract, PLE) trên tử cung thực nghiệm chuột ở các chu kỳ động dục và thai nghén khác nhau. Kết quả cho thấy tác động của PLE gây co thắt tử cung xảy ra mạnh nhất là ở các giai đoạn sau của thai kỳ, tương ứng với kỳ estrogen đạt được nồng độ cao nhất. Nghiên cứu này cũng rút ra được kết luận là tác động gây co thắt tử cung của PLE là một tác động phối hợp của các enzyme, alkaloid và các chất khác, hoạt động chủ yếu vào quần thể thụ thể alpha adrenergic của tử cung ở các giai đoạn khác nhau. Một nghiên cứu gần đây nhất cũng trên chuột (loài Sprague-Dawley) ở 4 giai đoạn thai nghén khác nhau, nhóm chứng chỉ dùng nước. Kết quả cho thấy nếu sử dụng nước trái đu đủ chín, thì các nhóm nghiên cứu không có gì khác biệt so với nhóm chứng về ảnh hưởng co thắt cơ trơn tử cung được biệt lập từ chuột có thai và không có thai. Ngược lại, với nhựa đu đủ sống sử dụng ở nồng độ 0,1-3,2mg/ml sẽ gây ra hiện tượng co thắt cơ tử cung, giống như hiện tượng co thắt của oxytocin, một loại thuốc gây co thắt tử cung, dùng để dục sinh trong sản khoa ở nồng độ 1-64mU/ml và prostaglandin F (2 alpha) 0,028-1,81microm. Ðối với cơ trơn tử cung biệt lập thì đáp ứng co thắt cơ xảy ra đối với nhựa đu đủ sống (PLE) ở nồng độ 0,2mg/ml, tương đương với 0,23microm prostaglandin F (2 alpha) và 32mU oxytocin/ml. Trên chuột có thai 18-19 ngày thì có hiện tượng co thắt như uốn ván. Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể rút ra rằng: Nếu tiêu thụ đu đủ chín ở mức độ bình thường thì không gây hại gì trên chuột có thai, nhưng ngược lại với loại đu đủ sống hoặc gần chín (loại còn chứa nhiều nhựa) có thể không an toàn cho thai nghén.

Như vậy đu đủ xanh được xem là có tác dụng phòng tránh thai tạm thời trên nữ giới, đặc biệt là ở nam giới, nghiên cứu đang đi đến giai đoạn sau cùng trước khi đưa ra áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, trên thực nghiệm ở động vật, nhựa đu đủ xanh cũng đã được chứng minh là không an toàn cho thai nghén và có khả năng gây sẩy thai, vì vậy đối với con người, có lẽ an toàn nhất là nên tránh sử dụng đu đủ xanh, đu đủ gần chín trong thời kỳ mang thai như kinh nghiệm dân gian từ bao nhiêu thế kỷ.

BS. NGUYỄN ÐÌNH NGUYÊN (Sydney-Australia), Tạp chí Sức khoẻ và đời sống (219-220)

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Lai Tạo Giống Đu Đủ

Cây đu đủ có tên khoa học là Carica papaya L, thuộc họ Đu đủ Cây dễ bị thiếu hụt nước nhưng là cây chịu ngập úng kém. Hoa đu đủ mọc ở nách lá, có 3 loại hoa ứng với 3 loại cây: CỤ THỂ NHƯ 1- Mẫu cây đu đủ đực: Cây đực: Chỉ mang toàn hoa đực, mọc thành chùm, cuống dài, nhỏ, có 5 cánh dính lại hình ống. Trên cây chỉ có nhị đực còn hoa cái đã bị thoái hóa, thành hình 1 cái bầu nhỏ, nuốm nhỏ như sợi chỉ Tuy nhiên cũng có những chùm hoa đực ở tận cùng là 1 hoa lưỡng tính, hoa này có thể cho trái, nhưng trái nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp.

2- Mẫu cây đu đủ cái: Cây cái: Chỉ có hoa cái, không có nhị đực Có 5 cánh màu trắng vàng, rời nhau. Trái có hình tròn, cây dễ đậu trái, ít rụng bông khi thời tiết nắng nóng.

3- Mẫu cây đu đủ lưỡng tính: Cây lưỡng tính: Phần lớn ra hoa lưỡng tính và có ít hoa đực, nằm xen kẻ với nhau trên cùng một phát hoa Mỗi hoa có 5 đến 10 nhị đực, đồng thời có cả nhụy cái. Cây cho năng suất rất cao.
Dụng cụ sử dụng Bao giấy, bao nylon, giấy thấm, nước lọc, đĩa petri, kẹp giấy, dao, nhíp, dây nylon, thẻ đeo, viết Phương pháp
- Hái hoa đực: có hai thời điểm hái: chiều mát và sáng sớm
+ Chiều mát: Chiều hôm trước : 4-5h chiều, trời mát.
Chọn những hoa đực và hoa lưỡng tính có màu trắng, to, sắp nở hái về bỏ vào bao giấy rồi cho vào túi ny lông rồi bỏ vào tủ lạnh bảo quản để sáng hôm sau đem lai.
Sáng hôm sau chuẩn bị phấn: lấy hoa trong tủ lạnh ra, lặt chừa lại 1 cánh, cho giấy thấm nước lên đĩa rồi để hoa lên đĩa, sau đó thấm nước vào giấy rồi mang đi phơi nắng.
+ Sáng sớm: Khoảng 7h sáng chọn những hoa đực và hoa lưỡng tính có màu trắng, to, hé nở hái về và chuẩn bị phấn đem lai. Chuẩn bị hoa lai: chiều mát hôm trước
-hoa cái: chọn hoa sau đó cắt bỏ những hoa nhỏ xung quanh hoa đã chọn rồi dùng bao ny-long bao hoa lại.
-hoa lưỡng tính: (phải khử đực trước) ta cũng tiến hành chọn hoa, sau dó cắt bỏ những hoa nhỏ xung quanh, vặn hoa theo chiều kim đồng hồ để mở hoa ra và khử đực sau đó bao hoa lại.
Sau khi chuẩn bị xong ta tiến hành lai : lúc 9-10 giờ Hoa đã nở, ta tiến hành mở bao ra.
- Lai bằng hoa đực: gắp hoa đực chấm vào vòi nhụy .
- Lai bằng hoa lưỡng tính: gắp bao phấn chấm vào vòi nhụy Phấn dính màu trắng kem, ghi chú lên bao giấy, dùng kẹp bao hoa kín lại Sau khi lai 2 đến 3 ngày, tháo bao giấy ra thấy trái vàng xanh nuốm nhụy đen, tiến hành ghi chú vào một cái thẻ và đeo cho trái.
Trái vàng trắng nuốm nhụy đen sẽ rụng 2-3 ngày sau. Sau khi lai được 2 tuần, trái phát triển tốt, to hơn trái không lai trong cùng thời gian ra hoa.
Phượng Vinh chúc bà con được mùa bội thu.!.
Sau đây là bản tin thời tiết khu vực

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Một số giống và kỹ thuật chọn giống Đu đủ

1. Giống:

Đu đủ có nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là các giống sau:

- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%.

- Giống Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.

- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.

- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái 300-500g

- Giống Hồng Phi 786: Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5-2Kg (có thể đạt 3kg/trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển.

2. Chọn giống:

Tháp hay giâm cành đu đủ đều trồng được cả, nhưng trồng bằng hột thì dễ dàng và tiện lợi hơn vì trái đu đủ nhiều hột, mà hột lại tồn trữ dễ dàng. Hột vẫn còn nẩy mầm sau ba năm nếu đựơc tồn trữ nơi khô ráo và mát mẻ. Gieo hột càng tươi càng tốt.

- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt đen ở giữa trái thả vào nước, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống.

- Xử lý hạt: Vớt những hạt nổi bỏ đi, những hạt chìm làm giống có thể ngâm xâm xấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu men, sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bám vào hạt, chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo cần xử lý hạt, dùng dung dịch Tốp-xin 1% để khử mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Cacbonat natri 1% (NaHCO 3 ) từ 4-5 tiếng đồng hồ, sau đó dùng nước rửa sạch là có thể đem gieo. Để hạt trong nhiệt độ 32-35 o C để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo đểcâymọcđều vànhanh.

PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÂY ĐU ĐỦ

Phương pháp ghép cây đu đủ - Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là:
+mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con;
+mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con có chứa từ 2-3 mầm lá
+mắt ghép lấy từ cây mẹ đã cho trái. Sau khi cây đã cho tráI, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3(ProGibb) phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để khai thác mắt ghép.
- Cách ghép:
Ngâm hạt trong nước ấm từ 10-12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10 x 15cm để làm cây gốc ghép.
Có thể chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phương có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép. Khi cây con có đường kính khoảng 7-10mm là có thể tiến hành ghép được.
Dùng dao lam cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5-7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5-2cm.
Cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi như đã nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm.

Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép, để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hợp và sống.

Tháo kẹp ra và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5-6 lá, cao khoảng 40-50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng. chúc bà con có được vườn cây sai trểu quả Sau đây là bản tin thời tiết khu vực

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

NHỮNG SẢN PHẨM CHẾ BIẾN RA TỪ ĐU ĐỦ

Sản phẩm có bán tại các đại lý trên toàn quốc
ĐU ĐỦ TIỀM NẤM TUYẾT, HẠNH NHÂN (giá: 41.600 VND)
MẶT NẠ DƯỠNG DA Papa Yogurt Mask - ĐU ĐỦ MS402 (giá: 179.860 VND)
Papaya Yogurt Mask Wash Off - MẶT NẠ SỮA CHUA ĐU ĐỦ (giá: 185.000 VND)
Papaya enzyme viên nhai đu đủ thần dược cho phụ nữ (giá: 939.000 VND)
Sữa tắm đu đủ Papaya Body Wash (giá: 270.000 VND) Papaya Shower Jam 500 ML (Sữa tắm đu đủ) giá: 279.000VND
Papaya Body Scrub Jam 450ML - Kem masage tẩy tế bào toàn thân Đu Đủ dạng mứt (giá: 315.000 VND)
Papaya Facial Scub Jam 200 ML (Kem massage tẩy tế bào da mặt Đu Đủ dạng mứt). Giá: 235.000 VND
Papaya Body Butter 200ML (Bơ dưỡng thể Đu Đủ) Giá: 185.000 VND
ĐU ĐỦ MUỐI TẮM Argussy (giá: 90.000 VND)
Papaya Body Scrub Jam 200ML - Kem masage tẩy tế bào toàn thân Đu Đủ dạng mứt (giá: 235.000 VND)
Dưỡng thể Avon chiết xuất từ ĐU ĐỦ (giá: 22.000 VND)
Papaya Body Lotion 220ML (Sữa dưỡng thể Đu Đủ) giá: 220.000 VND
Kem làm mờ nám và tàn nhang đu đủ Huahui MP268 (giá: 150.000 VND)
Gel tẩy tế bào chết dưỡng ẩm từ đu đủ, Skin Watehers 100ml (giá: 500.000 VND)
....CÒN NỮA...............

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Phòng trừ rệp sáp-Dịch hại phổ biến trên đu đủ trong mùa nắng

            Đu đủ là loại trái cây ngon, có thể ăn chín hoặc sống, được sử dụng như rau trong chế biến thức ăn. Ngoài ra, đu đủ là loại cây ngắn ngày, dễ trồng được xem là cây “lấy ngắn nuôi dài” nên diện tích trồng đu đủ ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, cây đu đủ bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công, trong đó thì rệp sáp giả là loại côn trùng khá phổ biến đã làm giảm năng suất và phẩm chất đu đủ nghiêm trọng nếu không kịp thời phòng trị.

          Rệp sáp giả Planococcus lilacinus thuộc họ Pseudococcidae , bộ Homoptera. Thân mình có hình bán cầu, bên ngoài phủ một lớp sáp trắng như phấn. Rệp cái có khả năng đẻ rất sai (khoảng 500 trứng). Rệp đực có một đôi cánh, miệng thoái hóa , không ăn chỉ giử nhiệm vụ giao phối. Khi rệp con nở ra có chân khoẻ và bò đi tìm nơi thích hợp để sống. Rệp gây hại bằng cách chích hút các bộ phận non của đu đủ như đọt non, lá non, hoa và trái non. Tuy nhiên cả những trái lớn vẫn bị rệp tấn công. Rệp thường sống tập trung với mật số cao trong suốt giai đoạn của trái. Rệp chích hút làm cho đọt non bị vàng, hoa rụng nhiều và trái non kém phát triển, phẩm chất trái bị giảm. Ngoài ra mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển bao kín các bộ phận lá, trái,…làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây. Rệp chích hút và nấm bồ hóng ký sinh làm cho cây đu đủ bị còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Rệp sáp giả thường gây hại nặng vào mùa nắng.

           Rệp sáp giả là loài côn trùng đa thực, chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của đu đủ và ngoài cây đu đủ chúng còn tấn công trên nhiều cây trồng khác như chôm chôm, sapo, mãng cầu,… cho nên việc phòng trừ chúng đôi khi gặp khó khăn vì nguồn thức ăn luôn có liên tục trong vườn.

* Biện pháp phòng trị :

Để hạn chế tác hại của rệp sáp cần áp dụng nhiều biện pháp và phải thực hiện đồng thời trên các loại cây ký chủ của rệp trong vườn;

- Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp như sua đũa, bình bát,…

- Dùng máy bơm nước có áp suất cao, tia nước mạnh xoáy vào những chổ bị rệp bám sẽ rửa trôi bớt rệp;

- Trong điều kiện tự nhiên thiên địch có nhiều loài thiên địch tấn công, phổ biến nhất là ong ký sinh thuộc giống Anagyrus và các thiên địch ăn mồi như kiến vàng ,bọ rùa ,…

- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn , không trồng mật độ quá dày để tạo thông thoáng vườn cây;

- Phải thường xuyên kiểm tra đu đủ nhất là giai đoạn ra hoa, trái non để kịp thời phát hiện rệp sáp khi mật số còn thấp và chưa phát tán rộng sẽ dễ xử lý. Một số thuốc hóa học có hiệu quả trên rệp sáp như : Mapy 48EC, Supracide 40 EC, Vitashield 40 EC, …Lưu ý vì rệp sáp có một lớp sáp bao phủ bên ngoài nên khi phun phải thật kỷ hoặc có thể pha thêm chất bám dính vào dung dịch thuốc để thuốc phun bám được vào lớp sáp thì mới đạt hiệu quả cao. Khi đu đủ hết rệp sáp thì nấm bồ hóng cũng không còn phát triển.

Chú ý: nên bảo đảm đúng thời gian cách ly để không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng./.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

ĐU ĐỦ - KỸ THUẬT ƯƠM CÂY CON

Giống đu đủ Đài Loan được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, là giống lai F1 nhập của Đài Loan, cây sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu bệnh virus cao, cho năng suất quả 60-70kg/cây. Đu đủ Đài Loan cho thịt quả màu vàng cam, ngọt, thơm, mềm mà không nát, vỏ quả cứng dễ bảo quản và vận chuyển. Quả nặng trung bình 1,5kg, song có quả đạt 3kg. Kỹ thuật gieo ươm cây giống - Ngâm ủ hạt giống: Chọn hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, ngâm hạt vào nước, loại bỏ các hạt lép lửng, chỉ lấy các hạt chắc mẩy chìm dưới nước. Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ rồi tiến hành ủ hạt trong bao tải đay ẩm. Thời gian ủ 4-5 ngày, hàng ngày nhặt các hạt nứt nanh nảy mầm mang gieo. - Làm bầu gieo cây giống: Dùng túi nilon kích thước 12x7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 3 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi gieo một hạt, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm. Xếp các bầu cây vào khay, để ở nơi có mái che nắng mưa cho cây, nếu có điều kiện gieo trong nhà lưới là tốt nhất. Tưới hàng ngày cho cây đủ ẩm bằng bình bơm, khi cây có 2-4 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng, cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Làm sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây con. Khi cây có 4-5 lá thật, cao 15-20cm có thể xuất vườn. Đu đủ Đài Loan cho năng suất cao và chất lượng quả rất tốt, song là cây giống lai F1 nên hạt không dùng để gieo làm giống được.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY ĐU ĐỦ

Bệnh xoăn lá đu đủ là do một hoặc cả hai loại virus gây nên: Virus PMV( Papaya mosaic virus) gây bệnh đốm vòng; Virus PRSV(Papaya ringspor virus) gây bệnh khảm lá. Hai bệnh này gây hại chủ yếu ở bộ phận búp và lá non biểu hiện phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang màu vàng, nhỏ lại và biến dạng, số thuỳ lá gia tăng, nhăn nheo lá già bị rụng nhiều, chỉ chừa lại chùm lá non bị vàng trên ngọn. Trường hợp cây đu đủ đã nhiễm bệnh ở thời kỳ ra quả thì quả rất nhỏ, bị biến dạng, sần sùi trên chùm quả thường có một số quả chảy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc quả làm xấu mẫu mã và không thể ăn được do thịt quả rất đắng. Bệnh lây lan rất nhanh (nhất là những cây từ 5 - 6 tháng tuổi trở đi đối với bệnh đốm vòng và 1-2 năm tuổi đối với bệnh khảm lá) làm cho cây đu đủ còi cọc không còn khả năng sinh trưởng và phát triển dẫn đến thất thu. Bệnh xoăn lá đu đủ lây lan bằng hai con đường: Thứ nhất là virus tiếp xúc vết thương cơ giớido con người canh tác tạo ra hoặc mưa gió lốc xoáy gây sây sát, do côn trùng hay các loài động vật khác làm tổn thương cây. Thứ hai là do các côn trùng môi giới truyền bệnh chủ yếu là các loài rệp; trong đó chú ý là rệp đào ( Myzus persicae) loài này thường gây hại nhiều trên rau cải, bầu, bí, mướp, dưa... Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu trừ bệnh xoăn lá đu đủ, để hạn chế tác hại của bệnh cần phải áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó phòng bệnh là chính. Để phòng bệnh có hiệu quả cần phải chọn cây giống khoẻ không có triệu chứng nhiễm bệnh để trồng; Đất trồng đu đủ nên chọn đất cao ráo có khả năng thoát nước, nếu trồng ở ruộng thấp phải đắp ụ cao; Trước khi trồng đu đủ phải bón vôi bột để xử lý đất. Thời vụ trồng đu đủ phải tuân thủ nghiêm ngặt: Vụ xuân trồng từ sau tiết lập xuân đến hết tháng 2, vụ thu chỉ nên trồng từ cuối tháng 8 đến 15/9; Phân bón cho cây đu đủ yêu cầu cân đối: Bón lót vôi, phân chuồng hoai mục và lân supe. Bón thúc chỉ nên dùng phân tổng hợp NPKS( 12.5.10.16) giúp cho cây phát triển cân đối tăng sức chống chịu. Không nên trồng xen các loại cây trồng như: Rau cải, mướp, các loại bầu bí… trong vườn đu đủ để hạn chế rệp môi giớitruyền bệnh. Trong canh tác tránh làm cho cây bị xây sát tạo vết thương cơ giới cho virus xâm nhập gây bệnh. Cần phát hiện sớm và phòng trừ các đối tượng trích hút (Nhện đỏ, rệp, rầy, ruồi…) đặc biệt trừ rệp môi giới truyền bệnh là cần thiết. Dùng các loại thuốc hoá học đặc hiệu để tiêu diệt môi giới truyền bệnh như: Trebon, Bassa, Applau, Actara… sử dụng đúng kỹ thuật theo khuyến cáo trên bao bì. 2-BỆNH ĐỐM LÁ: (Phyllosticta sulata - Họ: Botryosphaeriaceae - Lớp: Deuteromycetes) Bệnh gây hại trên lá. Đốm bệnh hình tròn hoặc bầu dục, giữa có màu bạc trắng, xung quanh viền màu vàng hoặc nâu. Khi già vết bệnh khô và mỏng dần rồi rách đi. Trên vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen, là các ổ bào tử. Bị bệnh nặng lá vàng, sinh trưởng kém. Bào tử tồn tại trên lá già và bệnh tiếp tục lan truyền. Bệnh phát triển trong điều kiện nóng ẩm, cây chăm sóc kém Phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt Thu gom tiêu hủy lá bệnh Phun các thuốc Bordeaux, Copperzinc 50WP, Canazole super 320EC BỆNH THÁN THƯ: (Collectotrichum gloeoporioides-Deuteromycetes) Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và quả,đôi khi có trên cuống quả và thân cây.Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đóm tròn màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lớn lên có màu nâu, trên đó có các đường vân vòng đồng tâm. Lá bệnh nặng cháy từng mảng lớn.Trên quả vết bênh là những đốm tròn hơi úng nước, lúc đầu nhỏ màu xanh tái, sau lớn lên có màu nâu,lõm vào thịt quả. Nhiều vết bệnh liền nhau thành vết lớn và thường thấy có tơ nấm trắng ở xung quanh, chỗ vết bệnh bị thối và có màu nâu tối. Nấm có thể gây hại từ khi quả cònxanh, nhất là khi chín thì quả thối nhanh hơn. Cuống quả bị bệnh cũng hóa nâu và thối,quả rụng.Trên thân vết bệnh màu nâu,hơi lõm . Nấm phát triển trong phạm vi 6-32 độ C, thích hợp nhất ở 23-25 độ C. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất.Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại Phòng trừ: Thu gom tiêu hủy tàn dư và bộ phân cây bị bệnh Phun thuốc gốc đồng Carosal 50SC, Mancozeb..Sau khi thu hoạch nhúng quả trong dung dịch thuốc Mancozeb 0,2% hoặc ngâm trong nước nóng 50 độ C trong 15 phút. BỆNH THỐI GỐC: (Pythium aphanidermatum-Lớp :Phycomycetes) Bệnh thường gây hại ở cây lớn, đôi khi cây con trong vườn ươm cũng bị bệnh làm héo gục.Vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở gốc cây giáp mặt đất, sau đó lan rộng ra quanh thân, có màu nâu đen và thối rữa, lá trên cây bị vàng rũ rồi rụng đi, lần lượt từ lá dưới đến lá trên,cuối cùng chỉ còn trơ lại đọt, quả cũng bị rụng, cả cây bị chết và đổ ngã. Phần mô thân bị thối rữa chỉ còn lại xơ trông giống như tổ ong. Bệnh cũng lan xuống làm thối rễ Nấm hình thành phân sinh bào tử và noãn bào tử.Nấm phát triển thích hợp trong phạm vi 20-30 độ C, tồn tại trong đất dưới dạng noãn bào tử Phòng trừ: Đất trồng đu đủ cầncao ráo,thoát nước tốt,vun cao gốc và không để gốc cây quá ẩm Cây bệnh nặng cần nhổ và đào bỏ cả gốc rễ mang ra xa vườn tiêu hủy Cây mới bệnh dùng thuốc Cajet M10 72 WP,Cantox D 35 và 50WP, thuốc gốc đồng như Zincopper 50WP, Canthomil 47WP…phun đẫm vào gốc hoặc tưới vào đất quanh gốc cây. Bệnh do nấm Phytophthora palmivora :(Lớp:Phycomycetes) Nấm gốc thủy sinh sống trong đất. Mầm mống nấm bệnh lan truyền qua đất do vết chân mang đi từ vườn nầy sang vườn khác, bào tử lây lan theo nguồn nước tưới và bay theo gió. Bệnh làm thối gốc thân, thối ngọn cây và thối trái. Điều kiện đất vườn ẩm thấp, đọng nước là điều kiện kàm nấm gây hại nặng Phòng bệnh: +Nhổ bỏ,tiêu hủy cây bệnh +Đất thấp nên lên liếp +Khơi rảnh để nước thoát mau sau các cơn mưa +Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục,có ủ với nấm đối kháng Tricoderma càng tốt +Phun và tưới gốc CAJET M10-72WP (50gr)+ 5ml NUSTAR 40EC. BỆNH PHẤN TRẮNG(Oidium caricae-Lớp:Ascomycetes) Bệnh thường xảy ra trên những lá già dưới thấp trước tiên và không làm giảm nhiều đến năng xuất trái.Tuy nhiên nấm sẽ gây hại nặng trên vườn cây còn nhỏ, nếu gặp nóng và ẩm độ tăng cao Nấm phát triển ở mặt dưới lá , tập trung gần gân lá. Vết bệnh lúc đầu xanh nhạt, úa vàng và có viền xanh đậm bao quanh. Sợi nấm sinh ra bào tử bao phủ như 1 lớp phấn trắng, thânlá, cuống hoa và trái đều bị nhiễm nấm. Phun thuốc: CAROSAL 50WP,CANAZOLE SUPER 320EC thuốc chứa hoạt chất gốc Benomyl, carbendazim, mancozeb, thiophanate-methyl, and triadimefon Công thức hữu hiệu là dùng 50% thuốc CAROSAL 50SC( và 50WP)+ 50% thuốc gốc Hexaconazole phun lên tán lá. Bệnh vàng rụng lá (do nấm Corynespora cassiicola -họ Corynesporascaceae-bộ Pleosporales, lớp Dothideomycetes) • Tên Khoa học khác đồng nghĩa là • Cercospora melonis Cooke • Cercospora vignicola E. Kawam. • Corynespora mazei Gussow • Corynespora vignicola (E. Kawam.) Goto • Helminthosporium cassiicola Berk. & M.A. Curtis • Helminthosporium papayae Syd. • Helminthosporium vignae Olive • Helminthosporium vignicola (E. Kawam.) Olive Bệnh hại thân,lá,cuống lá và trái. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ rất khó nhận ra.Vết bệnh trên lá có màu vàng tái hình tròn hay bất định rộng 1-2mm , chính giữa tâm vết bệnh bị hoại. Mặt trên lá, vết bệnh biến màu xám đến trắng, hơi lõm xuống, có viền màu đậm hơn bao quanh bởi 1 quầng sáng, trung bình cở 4-8mm. Sau đó vết bệnh có màu nâu, hoại tử, có viền nâu đỏ Các lá bên dưới bị nặng hơn các lá trên, có hàng trăm vết bệnh trên 1 lá kiến lá vàng rụng sớm.Trên cuống lá,vết bệnh tương tự như trên lá,hình bầu dục,cở 1-2mm x 20mm, cuối cùng có màu nâu đậm.Trên trái, vết bệnh hình tròn, hơi lõm xuống, khô ráo, cở 0,5-3cm, có màu đen do sự thành lập các bào tử. Dù vết bệnh trên trái xanh hay trái già, các vết bệnh có thể liên kết bao phủ một phần khá lớn diện tích trái. Nấm cũng là một trong những loại gây thối trái sau thu hoạch khi có cơ hội xâm nhiễm vào trái qua các vết thương trầy xước. Phun các loại thuốc như Canazole super 320EC,Carosal 50SC và 50WP ,thuốc gốc Azoxystrobin Công thức hữu hiệu là dùng 50% thuốc CAROSAL 50SC+ 50% thuốc gốc Hexaconazole phun lên tán lá.

ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI CÂY ĐU ĐỦ

        Khi trồng đủ đủ cần phải phân biệt sớm từng loại để chọn trồng. Tránh những trường hợp mua nhâm quá nhiều cây tua và đực..v..v...Sau đây là các phương pháp có thể phát hiện đặc tính từng loại trước khi trồng, trước khi ra hoa đậu trái.

Cây đực cho hoa, không cho quả, lúc nhỏ cây có rễ cọc rất lớn, ít rễ ngan, lá nhọn, nổi gân gồ gề trên mặt lá, nách tàu không có viềng. Khi trồng lớn nhanh trông thấy, vươn cao hơn các cây khác khoản 20 đến 25%. Bông cây đực dùng làm nhiều loại thuốc chữa bệnh, lá cây chữa được nhiều bịnh. Cây tua cho quả rất nhỏ, năng suất không cao, mỏng thịt, trái chín rất nhanh mềm nên khó vận chuyển, khó bán trên thị trường. Lúc nhỏ cây thon, mắt thưa, ít tàu (lá), cuốn lá rè ngan, có viềng cong quanh tàu lá. Loại này có thể dùng làm thực phẩm kích sữa cho gia súc. Bông làm thuốc chữa bệnh ho cho người. Cây cái cho trái tròn to, dễ đậu trái, thịt vừa không dày không mỏng, bông lớn có sẳn nụ bên trong, có thể thụ phấn chéo với các cây đu đủ khác. Lúc nhỏ cây nhiều rễ ngan (rễ chùm), lá bầu, cây dày mắt, thân thấp lùn, lá có màu xanh đậm. Cây lưỡng tính cho quả dài, thịt dày, năng suất cao. Khách mua rất ưa chuộng. Dễ rụng trái non khi thời tiết nắng nóng thiếu nước, đòi hỏi phải đầu tư chăm sóc cao. Lúc cây con phần gốc hơi lớn hơn phần thân, lá dày có màu xanh nhạt. Thích hợp trồng trên đất phù sa và đất đỏ bazan. PHƯỢNG VINH chúc bà con có được vườn cây triểu quả./.