Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Một số giống và kỹ thuật chọn giống Đu đủ

1. Giống:

Đu đủ có nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là các giống sau:

- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%.

- Giống Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.

- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.

- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái 300-500g

- Giống Hồng Phi 786: Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5-2Kg (có thể đạt 3kg/trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển.

2. Chọn giống:

Tháp hay giâm cành đu đủ đều trồng được cả, nhưng trồng bằng hột thì dễ dàng và tiện lợi hơn vì trái đu đủ nhiều hột, mà hột lại tồn trữ dễ dàng. Hột vẫn còn nẩy mầm sau ba năm nếu đựơc tồn trữ nơi khô ráo và mát mẻ. Gieo hột càng tươi càng tốt.

- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt đen ở giữa trái thả vào nước, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống.

- Xử lý hạt: Vớt những hạt nổi bỏ đi, những hạt chìm làm giống có thể ngâm xâm xấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu men, sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bám vào hạt, chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo cần xử lý hạt, dùng dung dịch Tốp-xin 1% để khử mầm bệnh, tiếp theo ngâm hạt trong Cacbonat natri 1% (NaHCO 3 ) từ 4-5 tiếng đồng hồ, sau đó dùng nước rửa sạch là có thể đem gieo. Để hạt trong nhiệt độ 32-35 o C để thúc mầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo đểcâymọcđều vànhanh.

PHƯƠNG PHÁP GHÉP CÂY ĐU ĐỦ

Phương pháp ghép cây đu đủ - Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là:
+mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con;
+mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con có chứa từ 2-3 mầm lá
+mắt ghép lấy từ cây mẹ đã cho trái. Sau khi cây đã cho tráI, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3(ProGibb) phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để khai thác mắt ghép.
- Cách ghép:
Ngâm hạt trong nước ấm từ 10-12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10 x 15cm để làm cây gốc ghép.
Có thể chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phương có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép. Khi cây con có đường kính khoảng 7-10mm là có thể tiến hành ghép được.
Dùng dao lam cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5-7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5-2cm.
Cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi như đã nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm.

Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép, để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hợp và sống.

Tháo kẹp ra và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5-6 lá, cao khoảng 40-50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng. chúc bà con có được vườn cây sai trểu quả Sau đây là bản tin thời tiết khu vực