Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

ĐU ĐỦ - KỸ THUẬT ƯƠM CÂY CON

Giống đu đủ Đài Loan được trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, là giống lai F1 nhập của Đài Loan, cây sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu bệnh virus cao, cho năng suất quả 60-70kg/cây. Đu đủ Đài Loan cho thịt quả màu vàng cam, ngọt, thơm, mềm mà không nát, vỏ quả cứng dễ bảo quản và vận chuyển. Quả nặng trung bình 1,5kg, song có quả đạt 3kg. Kỹ thuật gieo ươm cây giống - Ngâm ủ hạt giống: Chọn hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, ngâm hạt vào nước, loại bỏ các hạt lép lửng, chỉ lấy các hạt chắc mẩy chìm dưới nước. Ngâm hạt trong nước ấm 3 sôi 2 lạnh trong 5 giờ rồi tiến hành ủ hạt trong bao tải đay ẩm. Thời gian ủ 4-5 ngày, hàng ngày nhặt các hạt nứt nanh nảy mầm mang gieo. - Làm bầu gieo cây giống: Dùng túi nilon kích thước 12x7cm (có đục lỗ thoát nước), lấy đất phù sa hay thịt nhẹ, làm đất nhỏ kỹ, trộn phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 3 đất 1 phân cho vào đầy túi. Mỗi bầu túi gieo một hạt, ấn nhẹ hạt vào trong bầu và phủ ít đất mịn lên trên. Gieo hạt xong cần tưới ẩm. Xếp các bầu cây vào khay, để ở nơi có mái che nắng mưa cho cây, nếu có điều kiện gieo trong nhà lưới là tốt nhất. Tưới hàng ngày cho cây đủ ẩm bằng bình bơm, khi cây có 2-4 lá thật thì 2 ngày tưới 1 lần, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng, cây sinh trưởng mới tốt, cây mọc thẳng và cứng cáp. Làm sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây con. Khi cây có 4-5 lá thật, cao 15-20cm có thể xuất vườn. Đu đủ Đài Loan cho năng suất cao và chất lượng quả rất tốt, song là cây giống lai F1 nên hạt không dùng để gieo làm giống được.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY ĐU ĐỦ

Bệnh xoăn lá đu đủ là do một hoặc cả hai loại virus gây nên: Virus PMV( Papaya mosaic virus) gây bệnh đốm vòng; Virus PRSV(Papaya ringspor virus) gây bệnh khảm lá. Hai bệnh này gây hại chủ yếu ở bộ phận búp và lá non biểu hiện phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang màu vàng, nhỏ lại và biến dạng, số thuỳ lá gia tăng, nhăn nheo lá già bị rụng nhiều, chỉ chừa lại chùm lá non bị vàng trên ngọn. Trường hợp cây đu đủ đã nhiễm bệnh ở thời kỳ ra quả thì quả rất nhỏ, bị biến dạng, sần sùi trên chùm quả thường có một số quả chảy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc quả làm xấu mẫu mã và không thể ăn được do thịt quả rất đắng. Bệnh lây lan rất nhanh (nhất là những cây từ 5 - 6 tháng tuổi trở đi đối với bệnh đốm vòng và 1-2 năm tuổi đối với bệnh khảm lá) làm cho cây đu đủ còi cọc không còn khả năng sinh trưởng và phát triển dẫn đến thất thu. Bệnh xoăn lá đu đủ lây lan bằng hai con đường: Thứ nhất là virus tiếp xúc vết thương cơ giớido con người canh tác tạo ra hoặc mưa gió lốc xoáy gây sây sát, do côn trùng hay các loài động vật khác làm tổn thương cây. Thứ hai là do các côn trùng môi giới truyền bệnh chủ yếu là các loài rệp; trong đó chú ý là rệp đào ( Myzus persicae) loài này thường gây hại nhiều trên rau cải, bầu, bí, mướp, dưa... Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu trừ bệnh xoăn lá đu đủ, để hạn chế tác hại của bệnh cần phải áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó phòng bệnh là chính. Để phòng bệnh có hiệu quả cần phải chọn cây giống khoẻ không có triệu chứng nhiễm bệnh để trồng; Đất trồng đu đủ nên chọn đất cao ráo có khả năng thoát nước, nếu trồng ở ruộng thấp phải đắp ụ cao; Trước khi trồng đu đủ phải bón vôi bột để xử lý đất. Thời vụ trồng đu đủ phải tuân thủ nghiêm ngặt: Vụ xuân trồng từ sau tiết lập xuân đến hết tháng 2, vụ thu chỉ nên trồng từ cuối tháng 8 đến 15/9; Phân bón cho cây đu đủ yêu cầu cân đối: Bón lót vôi, phân chuồng hoai mục và lân supe. Bón thúc chỉ nên dùng phân tổng hợp NPKS( 12.5.10.16) giúp cho cây phát triển cân đối tăng sức chống chịu. Không nên trồng xen các loại cây trồng như: Rau cải, mướp, các loại bầu bí… trong vườn đu đủ để hạn chế rệp môi giớitruyền bệnh. Trong canh tác tránh làm cho cây bị xây sát tạo vết thương cơ giới cho virus xâm nhập gây bệnh. Cần phát hiện sớm và phòng trừ các đối tượng trích hút (Nhện đỏ, rệp, rầy, ruồi…) đặc biệt trừ rệp môi giới truyền bệnh là cần thiết. Dùng các loại thuốc hoá học đặc hiệu để tiêu diệt môi giới truyền bệnh như: Trebon, Bassa, Applau, Actara… sử dụng đúng kỹ thuật theo khuyến cáo trên bao bì. 2-BỆNH ĐỐM LÁ: (Phyllosticta sulata - Họ: Botryosphaeriaceae - Lớp: Deuteromycetes) Bệnh gây hại trên lá. Đốm bệnh hình tròn hoặc bầu dục, giữa có màu bạc trắng, xung quanh viền màu vàng hoặc nâu. Khi già vết bệnh khô và mỏng dần rồi rách đi. Trên vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen, là các ổ bào tử. Bị bệnh nặng lá vàng, sinh trưởng kém. Bào tử tồn tại trên lá già và bệnh tiếp tục lan truyền. Bệnh phát triển trong điều kiện nóng ẩm, cây chăm sóc kém Phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt Thu gom tiêu hủy lá bệnh Phun các thuốc Bordeaux, Copperzinc 50WP, Canazole super 320EC BỆNH THÁN THƯ: (Collectotrichum gloeoporioides-Deuteromycetes) Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và quả,đôi khi có trên cuống quả và thân cây.Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đóm tròn màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lớn lên có màu nâu, trên đó có các đường vân vòng đồng tâm. Lá bệnh nặng cháy từng mảng lớn.Trên quả vết bênh là những đốm tròn hơi úng nước, lúc đầu nhỏ màu xanh tái, sau lớn lên có màu nâu,lõm vào thịt quả. Nhiều vết bệnh liền nhau thành vết lớn và thường thấy có tơ nấm trắng ở xung quanh, chỗ vết bệnh bị thối và có màu nâu tối. Nấm có thể gây hại từ khi quả cònxanh, nhất là khi chín thì quả thối nhanh hơn. Cuống quả bị bệnh cũng hóa nâu và thối,quả rụng.Trên thân vết bệnh màu nâu,hơi lõm . Nấm phát triển trong phạm vi 6-32 độ C, thích hợp nhất ở 23-25 độ C. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất.Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại Phòng trừ: Thu gom tiêu hủy tàn dư và bộ phân cây bị bệnh Phun thuốc gốc đồng Carosal 50SC, Mancozeb..Sau khi thu hoạch nhúng quả trong dung dịch thuốc Mancozeb 0,2% hoặc ngâm trong nước nóng 50 độ C trong 15 phút. BỆNH THỐI GỐC: (Pythium aphanidermatum-Lớp :Phycomycetes) Bệnh thường gây hại ở cây lớn, đôi khi cây con trong vườn ươm cũng bị bệnh làm héo gục.Vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở gốc cây giáp mặt đất, sau đó lan rộng ra quanh thân, có màu nâu đen và thối rữa, lá trên cây bị vàng rũ rồi rụng đi, lần lượt từ lá dưới đến lá trên,cuối cùng chỉ còn trơ lại đọt, quả cũng bị rụng, cả cây bị chết và đổ ngã. Phần mô thân bị thối rữa chỉ còn lại xơ trông giống như tổ ong. Bệnh cũng lan xuống làm thối rễ Nấm hình thành phân sinh bào tử và noãn bào tử.Nấm phát triển thích hợp trong phạm vi 20-30 độ C, tồn tại trong đất dưới dạng noãn bào tử Phòng trừ: Đất trồng đu đủ cầncao ráo,thoát nước tốt,vun cao gốc và không để gốc cây quá ẩm Cây bệnh nặng cần nhổ và đào bỏ cả gốc rễ mang ra xa vườn tiêu hủy Cây mới bệnh dùng thuốc Cajet M10 72 WP,Cantox D 35 và 50WP, thuốc gốc đồng như Zincopper 50WP, Canthomil 47WP…phun đẫm vào gốc hoặc tưới vào đất quanh gốc cây. Bệnh do nấm Phytophthora palmivora :(Lớp:Phycomycetes) Nấm gốc thủy sinh sống trong đất. Mầm mống nấm bệnh lan truyền qua đất do vết chân mang đi từ vườn nầy sang vườn khác, bào tử lây lan theo nguồn nước tưới và bay theo gió. Bệnh làm thối gốc thân, thối ngọn cây và thối trái. Điều kiện đất vườn ẩm thấp, đọng nước là điều kiện kàm nấm gây hại nặng Phòng bệnh: +Nhổ bỏ,tiêu hủy cây bệnh +Đất thấp nên lên liếp +Khơi rảnh để nước thoát mau sau các cơn mưa +Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục,có ủ với nấm đối kháng Tricoderma càng tốt +Phun và tưới gốc CAJET M10-72WP (50gr)+ 5ml NUSTAR 40EC. BỆNH PHẤN TRẮNG(Oidium caricae-Lớp:Ascomycetes) Bệnh thường xảy ra trên những lá già dưới thấp trước tiên và không làm giảm nhiều đến năng xuất trái.Tuy nhiên nấm sẽ gây hại nặng trên vườn cây còn nhỏ, nếu gặp nóng và ẩm độ tăng cao Nấm phát triển ở mặt dưới lá , tập trung gần gân lá. Vết bệnh lúc đầu xanh nhạt, úa vàng và có viền xanh đậm bao quanh. Sợi nấm sinh ra bào tử bao phủ như 1 lớp phấn trắng, thânlá, cuống hoa và trái đều bị nhiễm nấm. Phun thuốc: CAROSAL 50WP,CANAZOLE SUPER 320EC thuốc chứa hoạt chất gốc Benomyl, carbendazim, mancozeb, thiophanate-methyl, and triadimefon Công thức hữu hiệu là dùng 50% thuốc CAROSAL 50SC( và 50WP)+ 50% thuốc gốc Hexaconazole phun lên tán lá. Bệnh vàng rụng lá (do nấm Corynespora cassiicola -họ Corynesporascaceae-bộ Pleosporales, lớp Dothideomycetes) • Tên Khoa học khác đồng nghĩa là • Cercospora melonis Cooke • Cercospora vignicola E. Kawam. • Corynespora mazei Gussow • Corynespora vignicola (E. Kawam.) Goto • Helminthosporium cassiicola Berk. & M.A. Curtis • Helminthosporium papayae Syd. • Helminthosporium vignae Olive • Helminthosporium vignicola (E. Kawam.) Olive Bệnh hại thân,lá,cuống lá và trái. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ rất khó nhận ra.Vết bệnh trên lá có màu vàng tái hình tròn hay bất định rộng 1-2mm , chính giữa tâm vết bệnh bị hoại. Mặt trên lá, vết bệnh biến màu xám đến trắng, hơi lõm xuống, có viền màu đậm hơn bao quanh bởi 1 quầng sáng, trung bình cở 4-8mm. Sau đó vết bệnh có màu nâu, hoại tử, có viền nâu đỏ Các lá bên dưới bị nặng hơn các lá trên, có hàng trăm vết bệnh trên 1 lá kiến lá vàng rụng sớm.Trên cuống lá,vết bệnh tương tự như trên lá,hình bầu dục,cở 1-2mm x 20mm, cuối cùng có màu nâu đậm.Trên trái, vết bệnh hình tròn, hơi lõm xuống, khô ráo, cở 0,5-3cm, có màu đen do sự thành lập các bào tử. Dù vết bệnh trên trái xanh hay trái già, các vết bệnh có thể liên kết bao phủ một phần khá lớn diện tích trái. Nấm cũng là một trong những loại gây thối trái sau thu hoạch khi có cơ hội xâm nhiễm vào trái qua các vết thương trầy xước. Phun các loại thuốc như Canazole super 320EC,Carosal 50SC và 50WP ,thuốc gốc Azoxystrobin Công thức hữu hiệu là dùng 50% thuốc CAROSAL 50SC+ 50% thuốc gốc Hexaconazole phun lên tán lá.

ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI CÂY ĐU ĐỦ

        Khi trồng đủ đủ cần phải phân biệt sớm từng loại để chọn trồng. Tránh những trường hợp mua nhâm quá nhiều cây tua và đực..v..v...Sau đây là các phương pháp có thể phát hiện đặc tính từng loại trước khi trồng, trước khi ra hoa đậu trái.

Cây đực cho hoa, không cho quả, lúc nhỏ cây có rễ cọc rất lớn, ít rễ ngan, lá nhọn, nổi gân gồ gề trên mặt lá, nách tàu không có viềng. Khi trồng lớn nhanh trông thấy, vươn cao hơn các cây khác khoản 20 đến 25%. Bông cây đực dùng làm nhiều loại thuốc chữa bệnh, lá cây chữa được nhiều bịnh. Cây tua cho quả rất nhỏ, năng suất không cao, mỏng thịt, trái chín rất nhanh mềm nên khó vận chuyển, khó bán trên thị trường. Lúc nhỏ cây thon, mắt thưa, ít tàu (lá), cuốn lá rè ngan, có viềng cong quanh tàu lá. Loại này có thể dùng làm thực phẩm kích sữa cho gia súc. Bông làm thuốc chữa bệnh ho cho người. Cây cái cho trái tròn to, dễ đậu trái, thịt vừa không dày không mỏng, bông lớn có sẳn nụ bên trong, có thể thụ phấn chéo với các cây đu đủ khác. Lúc nhỏ cây nhiều rễ ngan (rễ chùm), lá bầu, cây dày mắt, thân thấp lùn, lá có màu xanh đậm. Cây lưỡng tính cho quả dài, thịt dày, năng suất cao. Khách mua rất ưa chuộng. Dễ rụng trái non khi thời tiết nắng nóng thiếu nước, đòi hỏi phải đầu tư chăm sóc cao. Lúc cây con phần gốc hơi lớn hơn phần thân, lá dày có màu xanh nhạt. Thích hợp trồng trên đất phù sa và đất đỏ bazan. PHƯỢNG VINH chúc bà con có được vườn cây triểu quả./.