Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ HỒNG PHI F1

Đu đủ Hồng Phi 786 (Red Lady 786) là giống đu đủ mới, phát triển rất khoẻ và có quả sớm, tỷ lệ đậu quả cao. Mỗi mùa một cây có thể đậu 30 quả trở lên, trọng lượng quả từ 1,5 - 2kg, cá biệt có quả nặng tới 3 kg. Cây cái ra quả hình bầu dục, cây lưỡng tính cho quả dài. Vỏ quả nhẵn bóng, thịt dày, màu đỏ tươi, độ đường thông thường khoảng 13 độ brix, dễ vận chuyển. Thời vụ Vụ xuân trồng vào tháng 2 - 4; vụ thu trồng vào cuối mùa mưa (tháng 9 - 10). Cách trồng Hạt đu đủ có thể gieo trong bầu đất, trên luống hoặc trực tiếp vào các ụ đất đã được chuẩn bị để trồng. Chọn hạt giống tốt, ngâm trong nước sạch 9 - 10 giờ vớt ra, ủ trong nhiệt độ 30 - 32oC từ 4-5 ngày thì nứt mầm. Chọn những hạt nảy mầm gieo vào bầu đất, sâu 0,5-1cm. Khi cây có 4-5 cặp lá, chiều cao cây 10-15cm thì có thể đem trồng. Chọn đất ở vùng cao, thoát nước tốt, hoặc vùng đất đồi, nếu trồng ở vùng đồng bằng phải lên luống thật cao và đường mương thoát nước phải sâu. Đất giàu chất hữu cơ là lý tưởng nhất. Độ pH thích hợp từ 6 - 6,5. Mật độ trồng Mật độ trung bình là 2.000-2.100 cây/ha. Đất cày sâu, lên luống cao, mặt luống rộng 1m, cao 0,4 - 0,5m, cây cách cây khoảng 2m, căn cứ vào khoảng cách để đào lỗ, bón phân lót rồi trộn đều với đất và đắp bằng. Cây đu đủ trước khi xuống giống một ngày phải tưới nước đầy đủ, lấy cây trong bầu ra rồi trồng xuống đất ngay thẳng, mỗi hốc trồng một cây, sau đó tưới nước. Đối với mặt luống dùng màng phủ nông nghiệp thì hố đào vừa túi bầu (khoảng 15 x 20 cm). Mỗi hố cần: 5kg phân chuồng; 0,3kg NPK (15-9-17+TE); 0,3kg Supe lân; 0,25kg bao hạt vàng và 0,2kg vôi. Phân bón Cây đu đủ ra hoa đậu quả quanh năm, cần bón bổ sung phân cho cây để cây có thể đậu quả liên tục. Sau đây là lượng phân bón dùng cho cây một năm: 0,4 - 0,5kg urê + 0,5 - 1kg supe lân + 0,2 - 0,3kg kali sulfat (hoặc kali clorua) + 0,2 - 0,4kg Canxinit hoặc Nitra bo. Phân bón cho đu đủ được chia làm nhiều đợt: Đợt 1 (sau trồng 1,5-2 tháng) bón 1/3 đạm + 1/3 lân. Đợt 2 (khi cây ra hoa), bón 1/3 đạm + 1/3 lân + 1/2 kali + 1/2 Canxinit hoặc Nitra bo. Đợt 3 (khi thu quả lứa đầu, sau trồng 6-7 tháng), bón hết đạm, lân, kali, Canxinit hoặc Nitra bo còn lại. Đối với cây 2 năm: Phân chuồng 5 - 10 kg + 0,3 - 0,4 kg urê + 0,5 - 1 kg supe lân + 0,3-0,4 kg kali sulfat (hoặc kali clorua). Có thể quy ra phân NPK (15-9-17) +TE chuyên dùng cho rau ăn quả của Công ty phân bón Năm Sao) để bón thúc cho đu đủ. Ở những vùng đất thiếu Borax, cứ 100 cây đu đủ bón 0,25 - 0,5kg Borax. Phòng trừ sâu bệnh Các loại sâu bệnh hại đu đủ thông thường là nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm. Cách phòng trừ như sau: Đối với nhện đỏ, có thể phòng trừ bằng cách phun thuốc Danitol, Kelthane 18,5 EC, Trebon 10 ND. Đối với rệp sáp, có thể phun thuốc Supracide, Bi 58 ND, BAM 50 ND. Đối với bệnh khảm, biện pháp phòng ngừa là phun thuốc Admire 50 EC, Suppracide 40 ND để diệt rầy, hạn chế bệnh lây lan. Chăm sóc và thu hoạch Sau khi xuống giống, nếu trên thân chính mọc ra nhánh con, phải ngắt bỏ sớm. Vào thời kỳ đậu quả phải hái bỏ kịp thời những quả bị méo, bị sâu bệnh, những lá già héo chết phải ngắt bỏ luôn cuống lá. Thông thường đu đủ được trồng thẳng, khi gặp gió bão phải cắm cọc chống gió, dùng 3 cây cọc cắm chéo hoặc 1 cây cọc cắm thẳng và cột chắc cây đu đủ vào cọc. Vào thời kỳ cây đậu quả nhiều mà gặp gió bão, có thể chặt bớt một số lá già gần gốc để giảm bớt sức cản gió, chống đổ ngã hoặc gãy. Đu đủ sau khi gieo hạt được 5-6 tháng có hoa, sau nở hoa 3-4 tháng thì thu hoạch. Độ chín của quả lúc thu hoạch tuỳ thuộc vào nơi tiêu thụ xa hay gần, thu dạng quả xanh hay quả già.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

ĐẶC TÍNH VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ

CÂY ĐU ĐỦ Tên khoa học: Carica papaya Họ : Caricaceae

Cây đu đủ tên La -tinh là Carica papaya, nguồn gốc Trung Mỹ đã được nhà báo Oviedo người Tây Ban Nha mô tả năm 1526 ở bờ biển các nước Panama và Colombia.Rất cóthểdu nhập vào Việt Nam qua ngả Philiippines

Đây là một cây trái rất quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi, từ một vài cây quanh nhà, bờ đê đến xen canh cây lâu năm, hoặc có nơi trồng thành vườn chuyên.

I. ĐẶC TÍNHTHỰCVẬT:

Đu đủ là một cây song tử diệp, nhưng thân không cứng và cũng không đâm nhánh, trừ khi đã bắt đầu già cỗi. Cây cao chừng 3-7m vàngọn có nhiều lá. Cuốn lá dài 60-70cm, mềm và rỗng ruột, gồm 7 phiến, rộng đến 1,5 mét. Thân đầy sẹo lá.

Đu đủ thường là cây đồng chu, nhưng đu đủ có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng tính và cây cái. Vài cây đu đủ cũng có thể trổ cả ba loại hoa nói trên. Ngoài ra cũng có cây ra hoa không hẳn hoàn toàn đực, cái hay lưỡng tính mà lại pha lẫn nhiều ít đặc tính của ba loại hoa. Khuynh hướng thay đổi giới tính phần lớn do thời tiết gây ra như khô hạn và thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì khuynh hướng sản xuất hoa đực càng lớn. Hoa đực ở cây đực màu hơi xanh lục, mọc từ nách lá trên những chùm dài, nhiều nhánh. Hoa cái ở cây cái lớn hơn, cuống rất ngắn, mọc rải rác hay hai ba hoa ở phần trên thân, sản xuất trái tròn, bầu dục hay hình trái lê, vỏ xanh hay vàng khi trái chín. Cây đực lẽ dĩ nhiên là không có trái. Trái của hoa lưỡng tính được ưa chuộng hơn ở thị trường. Vì vậy, cần lựa chọn cây cho trái với loại hoa cái hay hoa lưỡng tính thích hợp. Nhà vườn không thể nào lựa chọn được, nếu chỉ gieo hột lấy từ trái thụ phấn tự do. Trái lại, nhà vườn có thể lựa chọn một cách khá chính xác cây nào là cái, cây nào là lưỡng tính bằng cách bao giấy hoa cái hay hoa lưỡng tính chưa nở, rồi tự lựa phấn để rắc tay (thụ phấn chéo) vào vòi noãn khi hoa cái hay hoa lưỡng tính nở. Những nghiên cứu về thụ phấn trên đu đủ cho biết rằng:

Ø Thụ phấn hoa cái bằng phấn hoa đực thì một nửa số cây con sẽ là cây đực, một nửa sẽ là cây cái.

Ø Dùng phấn hoa lưỡng tính để thụ phấn hoa cái thì một nửa số cây sẽ là cây cái, một nửa sẽ là cây lưỡng tính.

Ø Hoa lưỡng tính tự thụ tinh hay thụ phấn chéo với phấn hoa lưỡng tính khác thì cho tỉ lệ một cây cái hai cây lưỡng tính.

Ø Dùng phấn cây đực để thụ phấn hoa lưỡng tính thì một phần ba số cây sẽ là cây cái, một phần ba sẽ là cây đực, một phần ba sẽ là cây lưỡng tính.

Chiếu theo nghiên cứu này, phương cách 2) và 3) sẽ cho những cây con ra trái nhiều nhất. Nếu không làm thụ phấn bằng tay, nhà vườn cũng có thể để lại vài cây đực trong vườn thì đủ bảo đảm các hoa khác đều thụ phấn và ra trái.

II. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH :

1. Khí hậu:

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng,khôngbị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao 30-35 O C hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều 250-300mm/tháng, cây sẽsinh trưởng kém, ít đậu trái. Nhiệt độ dưới 0 O C làm cây chết, hư hại nặng nề. Nếu khi trái chín mà khí trời lạnh, không đủ nóng thì trái sẽ không ngọt. Đu đủ cũng cần nhiều mưa và mưa phân phối đồng đều. Nếu không mưa thì cần tưới nước, đu đủ mới cho nhiều trái. Thiếu nước mùa nắng, hoa sẽ ít đậu trái và trái non sẽ rụng nhiều. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá bị hư hại nhiều, cây phát triển chậm, yếu. Cây đu đủ không chịu đựng được gió to.

2. Đất đai:

Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chua thích hợp pH từ 5,5-6,5. Đất trồng đu đủ phải giàu chất hữu cơ, tơi xốp, đất không hoặc ít phèn, thuận tiện cho việc tưới nướcvà thoát nước tốt khi có mưa lớn. Vùng đồng bằng phải lên líp thật cao và đường mương thoát nước phải sâu để dễ thoát nước. Chuẩn bị đất: Đất trước khi trồng nên đánh luống rộng 2-2,5m. Giữa các luống có rãnh sâu 30cm để thoát nước.

III. QUI TRÌNHKỸ THUẬT:

1. THỜI VỤ :

Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau:

- Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl)

- Vùng đất kém chủ động nước ( vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng ,cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.

2. GIỐNG :

- Giống Hồng Phi 786 : Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầu tiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 trái trở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5Kg - 2Kg, (có thể đạt 3 kg/ trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng, thịt dày màu vàng tươi, độ đường thông thường khoảng 13 độ brix, dễ vận chuyển. Hạt Giống do công ty Nông Hữu cung ứng.

- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3 kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và cácbệnh do Virus. Thịt trái có màuvàng,hàm lượng đườngtừ 9 -10%.

- Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1.2 - 1.5 kg. Thịttrái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 -11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu. Nhưng khó tiêu thụ trên thị trường vì mềm nhanh sau khi chín.

- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - 1kg.

- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái 300 - 500g

3. ƯƠM CÂY CON:

- Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Kích thước bầu 6-10cm.

- Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng.

4. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:

4.1 Chuẩn bị đất :

Các vùng đất thấp cần phải lên líp trước khi trồng, sử dụng lớp đất mặt trộn với 3 - 5kg phân chuồng, 200gr vôi, đắp thành mô vớikích thước 50 x 50 x 30cm

4.2 Khoảng cách trồng:

Cây cách cây: 1,8 - 2m. Hàng cách hàng: 2 -2,5m. Mật độ khoảng 2000-2100 cây/ha.

4.3 Bón phân: Lượng phân bón cho 1 cây đu đủ trong một năm:

Phân chuồng: 3 - 5 kg

Phân Urea: 200 - 300 gr

Super lân: 500 - 600 gr

KCL: 200 - 300 gr

- Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali.

- Cách bón phân:

+ Bón lót: Từ 3 -5 kg phân chuồng, 50 -100gr Super lân và 200 gr vôi.

+ Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 20 gr phân Urea và 30 gr Super lân. Pha trong 10 lít nước,tưới cho cây, 1 tuần tưới 1 lần.

+ Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 30 - 40gr Urea, 50 gr Super lân và 20 - 30 gr KCL. Bón 15-20 ngày 1 lần.

+ Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 40 - 50gr Urea , 50gr Super lân và 40gr KCL. Bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 2kg phân chuồng và 100 gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc. Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ hướng dẫn.

4.4 Chăm sóc

- Tưới nước: Đu đủ là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.

- Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

- Tủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữnhiệtđộ thích hợp cho cây.

5. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:

5.1 Nhện đỏ:

- Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng,loanglỗ,sauđó lá bị cháy và rụng.

- Phòng trị: Phun một trong những loại thuốc sau đây: Danitol, Bi 58, Ortus, Silsau, Comite nồng độ 0.1%. Luân phiên đổi thuốc hoặc có thể trộn hỗn hợp 2 loại thuốc để phun, vì nhện đỏ rất kháng thuốc.

5.2 Bệnh virus hại cây đu đủ

Bệnh virus trên cây đu đủ là một bệnh hại phổ biến, nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn đối với người trồng. Bệnh đốm hình nhẫn, bệnh khảm lá trên cây đu đủ do 2 virus chính gây ra là PMV (Papaya mosaic virus) và PRSV (Papaya ringspor virus).

Ø Bệnh đốm hình nhẫn

Bệnh do virus đốm hình nhẫn PRSV gây ra, vết bệnh có đốm hình nhẫn, khảm loang lổ trên lá, quả, thân và cành có vết thâm và chảy nhựa. Ở lá, bệnh thường tạo ra các đốm sáng vàng nhạt, lúc đầu lá hơi co lại và có hiện tượng khảm. Sau dần vết đốm phát triển thành đốm hình nhẫn, xuất hiện rất nhiều trên bề mặt lá. Khi cây bị bệnh, lá còn non thường mất thuỳ, chỉ còn cuống, đôi khi cả cuống cũng bị biến dạng,coquắp. Ở quả, vết bệnh lúc đầu là những đốm thâm xanh, sẫm, vết bệnh thường tập trung ở nửa trên của quả gần cuống. Khi già, chín, các vết thâm lại và thối sâu vào bên trong. Cây bị bệnh lùn, cho ít quả và quả nhỏ theo mức độ của bệnh. Quả bị bệnh có vị nhạt, do bệnh làm giảm lượng đường trong quả. Khi cây bị nặng có thể không cho quả và chết sớm. Virus lây bằng 2 cách: lây tiếp xúc cơ học và lây bằng côn trùng môi giới (các loại rệp, rầy). Virus không lây truyền qua đường hạt giống. Bệnh lây lan rất nhanh, nhất là cây từ 5-6 tháng tuổi.

Ø Bệnh khảm lá

Cây con mới trồng có thể nhiễm bệnh, nhưng thường chỉ thấy bệnh ở cây được 1-2 năm tuổi. Bệnh chỉ gây ra hiện tượng khảm ở lá cây, lá có nhiều vết màu vàng xanh lẫn lộn, khảm càng nặng lá biến sang màu vàng. Lá bị bệnh cókích thước nhỏ lại, biến dạng,sốthùy lá giàtăng,nhăn phồng. Lá già bị rụng nhiều, chỉ chừa lại chùm lá khảm vàng ở ngọn. Quả nhỏ, biến dạng, chai sượng. Chùm quả thường có một số quả chảy nhựa sớm thâm xanh lại thành vết dọc. Cành và thân có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dài của thân, cành. Virus khảm lá lan truyền bằng tiếp xúc cơ học, không truyền qua môi giới côn trùng.

Biện pháp phòng trị:

Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu bệnh này. Trước mắt có thể áp dụng một số biện pháp phòng trị sau:

- Tạo nguồn cây sạch bệnh trong vườn ươm cách ly chống rệp.

Không trồng đu đủ ở những vùng đã nhiễm bệnh.

- Phun thuốc hoá học kết hợp biện pháp hoá học để diệt côn trùng truyền bệnh, nhất là rệp bông và rệp đào. Một số thuốc hữu hiệu trừ rệp: Bassa, Trebon, Pegasus, Applaud, Sumicidin, Supracid, Zolone.

- Thực hiện chọn lọc, vệ sinh vườn đu đủ thường xuyên để loại bỏ cây bệnh, tránh lây lan.

CHĂM SÓC VƯỜN ĐU ĐỦ

             Cây Đu đủ có tên khoa học Carica papaya L. được trồng phổ biến trong cả nước. Quả đu đủ chín cógiátrị dinh dưỡng cao. Nhiệt độ thích hợp: 20-260C, chịu rétkém, do đó những nơi có nhiệt độ thấp hơn 50C hoặc có sương muối không thích hợp với đu đủ.

     Chăm sóc: Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm thường xuyên mỗi ngày 1 lần; sang tuần thứ 2 cứ 2 ngày tưới nước 1 lần. Bón phân: Đối với cây dưới 1 tuổi: 50-100g sulfat đạm, 150-300g lân, 20-40g sulfat kali. Chú ý bón làm 3-4 lần,kết hợp vớilàm cỏ, vun gốc. Phòng trừ sâu bệnh: Rệp sáp hại thân lá, quả non: lá sớm bị vàng, quả ăn nhạt. Phòng trừ bằng cách phun Bi58 0,1-0,2% hay Supracide 40ED 0,1-0,15% hoặc Sumicidin 10EC với nồng độ 4-8cc/10 lít nướcrồiphun cho ướt đều các lá. Bệnh virut (hoa, lá đu đủ): xoắn ngọn, chùn ngọn là những bệnh khó khăn, chữa phải nhổ bỏ, đem đốt cây và xử lý đất. Bệnh thối cổ rễ: thường bị ở cây non mới trồng nơi có độ ẩm cao. Khắc phục bằng cách thoát nước tốt cho vườn cây, loại bỏ cây bị bệnh, phun Bóođô 1%. Để phòng sâu bệnh có thể thông qua con đường chọn giống, vệ sinh vườn, diệt côn trùng môi giới truyền bệnh. Một số nơi có kinh nghiệm trồng đu đủ chỉ sau 1 năm trồng chặt bỏ cây cũ và trồng lại cây mới vừa có tác dụng phòng bệnh, chống được gió bão, lại cho năng suất cao.
Lưu ý: Cây Đu đủ kém chịu hạn, sợ úng. Lượng mưa thích hợp hàng năm 1.300-1.500mm.

Phòng trừ bệnh hại Đu Đủ

1-BỆNH ĐỐM LÁ:
(Phyllosticta sulata - Họ: Botryosphaeriaceae - Lớp: Deuteromycetes) Bệnh gây hại trên lá. Đốm bệnh hình tròn hoặc bầu dục, giữa có màu bạc trắng, xung quanh viền màu vàng hoặc nâu. Khi già vết bệnh khô và mỏng dần rồi rách đi. Trên vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen, là các ổ bào tử. Bị bệnh nặng lá vàng, sinh trưởng kém. Bào tử tồn tại trên lá già và bệnh tiếp tục lan truyền. Bệnh phát triển trong điều kiện nóng ẩm, cây chăm sóc kém

Phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt Thu gom tiêu hủy lá bệnh Phun các thuốc Bordeaux, Copperzinc 50WP, Canazole super 320EC

2-BỆNH THÁN THƯ: (Collectotrichum gloeoporioides-Deuteromycetes)

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và quả,đôi khi có trên cuống quả và thân cây.Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đóm tròn màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lớn lên có màu nâu, trên đó có các đường vân vòng đồng tâm. Lá bệnh nặng cháy từng mảng lớn.Trên quả vết bênh là những đốm tròn hơi úng nước, lúc đầu nhỏ màu xanh tái, sau lớn lên có màu nâu,lõm vào thịt quả. Nhiều vết bệnh liền nhau thành vết lớn và thường thấy có tơ nấm trắng ở xung quanh, chỗ vết bệnh bị thối và có màu nâu tối. Nấm có thể gây hại từ khi quả cònxanh, nhất là khi chín thì quả thối nhanh hơn. Cuống quả bị bệnh cũng hóa nâu và thối,quả rụng.Trên thân vết bệnh màu nâu,hơi lõm . Nấm phát triển trong phạm vi 6-32 độ C, thích hợp nhất ở 23-25 độ C. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất.Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại Phòng trừ: Thu gom tiêu hủy tàn dư và bộ phân cây bị bệnh Phun thuốc gốc đồng Carosal 50SC, Mancozeb..Sau khi thu hoạch nhúng quả trong dung dịch thuốc Mancozeb 0,2% hoặc ngâm trong nước nóng 50 độ C trong 15 phút

3-BỆNH THỐI GỐC: (Pythium aphanidermatum-Lớp :Phycomycetes) Bệnh thường gây hại ở cây lớn, đôi khi cây con trong vườn ươm cũng bị bệnh làm héo gục.Vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở gốc cây giáp mặt đất, sau đó lan rộng ra quanh thân, có màu nâu đen và thối rữa, lá trên cây bị vàng rũ rồi rụng đi, lần lượt từ lá dưới đến lá trên,cuối cùng chỉ còn trơ lại đọt, quả cũng bị rụng, cả cây bị chết và đổ ngã. Phần mô thân bị thối rữa chỉ còn lại xơ trông giống như tổ ong. Bệnh cũng lan xuống làm thối rễ Nấm hình thành phân sinh bào tử và noãn bào tử.Nấm phát triển thích hợp trong phạm vi 20-30 độ C, tồn tại trong đất dưới dạng noãn bào tử Phòng trừ: Đất trồng đu đủ cầncao ráo,thoát nước tốt,vun cao gốc và không để gốc cây quá ẩm Cây bệnh nặng cần nhổ và đào bỏ cả gốc rễ mang ra xa vườn tiêu hủy Cây mới bệnh dùng thuốc Cajet M10 72 WP,Cantox D 35 và 50WP, thuốc gốc đồng như Zincopper 50WP, Canthomil 47WP…phun đẫm vào gốc hoặc tưới vào đất quanh gốc cây

4-Bệnh do nấm Phytophthora palmivora :(Lớp:Phycomycetes)

Nấm gốc thủy sinh sống trong đất. Mầm mống nấm bệnh lan truyền qua đất do vết chân mang đi từ vườn nầy sang vườn khác, bào tử lây lan theo nguồn nước tưới và bay theo gió. Bệnh làm thối gốc thân, thối ngọn cây và thối trái. Điều kiện đất vườn ẩm thấp, đọng nước là điều kiện kàm nấm gây hại nặng

Phòng bệnh:
+Nhổ bỏ,tiêu hủy cây bệnh
+Đất thấp nên lên liếp
+Khơi rảnh để nước thoát mau sau các cơn mưa
+Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục,có ủ với nấm đối kháng Tricoderma càng tốt
+Phun và tưới gốc CAJET M10-72WP (50gr)
+ 5ml NUSTAR 40EC

5-BỆNH PHẤN TRẮNG(Oidium caricae-Lớp:Ascomycetes)

Bệnh thường xảy ra trên những lá già dưới thấp trước tiên và không làm giảm nhiều đến năng xuất trái.Tuy nhiên nấm sẽ gây hại nặng trên vườn cây còn nhỏ, nếu gặp nóng và ẩm độ tăng cao Nấm phát triển ở mặt dưới lá , tập trung gần gân lá. Vết bệnh lúc đầu xanh nhạt, úa vàng và có viền xanh đậm bao quanh.
Sợi nấm sinh ra bào tử bao phủ như 1 lớp phấn trắng, thânlá, cuống hoa và trái đều bị nhiễm nấm.

Phun thuốc: CAROSAL 50WP,CANAZOLE SUPER 320EC thuốc chứa hoạt chất gốc Benomyl, carbendazim, mancozeb, thiophanate-methyl, and triadimefon Công thức hữu hiệu là dùng 50% thuốc CAROSAL 50SC( và 50WP)+ 50% thuốc gốc Hexaconazole phun lên tán lá.

6-BỆNH VÀNG RỤNG LÁ (do nấm Corynespora cassiicola -họ Corynesporascaceae-bộ Pleosporales, lớp Dothideomycetes)

• Tên Khoa học khác đồng nghĩa là
• Cercospora melonis Cooke
• Cercospora vignicola E. Kawam.
• Corynespora mazei Gussow
• Corynespora vignicola (E. Kawam.) Goto
• Helminthosporium cassiicola Berk. & M.A. Curtis
• Helminthosporium papayae Syd. • Helminthosporium vignae Olive • Helminthosporium vignicola (E. Kawam.) Olive Bệnh hại thân,lá,cuống lá và trái. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ rất khó nhận ra.Vết bệnh trên lá có màu vàng tái hình tròn hay bất định rộng 1-2mm , chính giữa tâm vết bệnh bị hoại. Mặt trên lá, vết bệnh biến màu xám đến trắng, hơi lõm xuống, có viền màu đậm hơn bao quanh bởi 1 quầng sáng, trung bình cở 4-8mm. Sau đó vết bệnh có màu nâu, hoại tử, có viền nâu đỏ Các lá bên dưới bị nặng hơn các lá trên, có hàng trăm vết bệnh trên 1 lá kiến lá vàng rụng sớm.Trên cuống lá,vết bệnh tương tự như trên lá,hình bầu dục,cở 1-2mm x 20mm, cuối cùng có màu nâu đậm.Trên trái, vết bệnh hình tròn, hơi lõm xuống, khô ráo, cở 0,5-3cm, có màu đen do sự thành lập các bào tử. Dù vết bệnh trên trái xanh hay trái già, các vết bệnh có thể liên kết bao phủ một phần khá lớn diện tích trái. Nấm cũng là một trong những loại gây thối trái sau thu hoạch khi có cơ hội xâm nhiễm vào trái qua các vết thương trầy xước. Phun các loại thuốc như Canazole super 320EC,Carosal 50SC và 50WP ,thuốc gốc Azoxystrobin Công thức hữu hiệu là dùng 50% thuốc CAROSAL 50SC+ 50% thuốc gốc Hexaconazole phun lên tán lá.

7-BỆNH DO VIRUS:
• Cây con mới trồng có thể bị nhiễm bệnh nhưng thường thấy ở cây lớn 1-2 năm tuổi. Lá bị bệnh khảm có nhiều vết xanh và vàng xen kẽ loang lổ, bệnh càng nặng lá càng chuyển sang màu vàng nhiều hơn.Lá bị bệnh nhỏ lại, số thùy lá gia tăng và nhăn nheo biến dạng.Lá già bị rụng chỉ còn lại chùm lá bị khảm vàng ở ngọn. Cây bị bệnh quả ít,nhỏ,bến dạng và chai sượng.Sau một thời gian bị bệnh cây có thể chết
• Virus bệnh khảm đu đủ không lan truyền qua hạt mà lan truyền qua vết thương.Môi giới truyền bệnh là Rệp muội Myzus persicae và 1 số loài rệp muội khác

• Phòng trừ: +Không trồng đu đủ ở vùng đã có bệnh +Nhổ bỏ tiêu hủy các cây bỊ bệnh +Phòng trừ rệp muội,phun thuốc trừ sâu như CANON 100SL,ACE 5EC,ANITOX 50SC,CAGENT 800WP, CAREMAN 40EC 8-Bệnh thối quả sau thu hoạch:

Do một số loài nấm mốc và vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết trầy xước, bầm dập trong quá trình thu hái, tồn trử và chuyên chở trái

Phòng trừ:
+Thu hái đúng độ già của trái, phân loại trái, rửa bằng nước ấm 500 C
+Tránh làm bầm dập trái trong thu hoạch, vận chuyển
+Khử trùng dụng cụ hái và giỏ, sọt, cần xé đựng trái
+Nếu áp lực nấm gây bệnh cao, có thể phun ngừa trước thu hoạch 10-15 ngày thuốc trừ nấm bệnh như Benomyl, Metalaxyl, Azoxystrobin…(chú ý thời gian cách ly của thuốc)
+Xông hơi, ngâm hoặc phun xịt các hóa chất ít độc hại như CO2, SO2,KMnO4., Một cách vừa rẻ, vừa dễ làm đó là bảo quản bằng cách rửa trái bằng dung dịch clo.Hai loại muối canxi hypoclorit (dạng bột) và natri hypoclorit (dạng lỏng) là những chất rẻ tiền và dễ kiếm. Trái được rửa trong dung dịch hypoclorit (dung dịch Clo 0.0025% trong 2 phút, sau đó rửa dưới vòi nước sạch để kiểm soát vi khuẩn, nấm men và nấm mốc).
+Trét vào cuống quả vôi tôi để ngừa nấm gây thối cuống trái.
         Tham khảo thêm hình ảnh sâu bệnh hại đu đủ để được rõ ràng hơn.

KỸ THUẬT THU HOẠCH – SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN ĐU ĐỦ

1. Thu hoạch: Thời gian sinh trưởng của trái đu đủ khoảng 4 tháng sau khi đậu trái, ta bắt đầu thu hoạch khi trái chuyển sang màu vàng nhẹ ở phần dưới trái (nàu mỏ vịt). Tuỳ theo thị trường gần hay xa ta chọn độ chín khác nhau.
          Đối với thị trường gần ta chọn độ chín 4-5. Còn đối với thị trường xa ta chọn độ chín 2-3.
       Thời điểm thu trái: nên thu hoạch trái vào sáng sớm hoặc chiều mát khi thời tiết khô ráo.Dụng cụ thu hoạch: dùng kéo, dao, hoặc lồng lưới để thu hoạch những trái trên cao. Có thể tham khảo một số hình ảnh thu hoạch đu đủ.
          Khi thu hoạch ta cắt chứa cuống 2-3 cm và đưa ngay trái trút xuống để tránh trái bị dính mũ. Sau khi thu trái xong ta dùng giấy báo quấn cuống trái lại chuyển về nhà đóng gói. Nên sử dụng các loại dụng cụ chứa như rỗ nhựa, rỗ tre, thùng rỗ, cần xé…dụng cụ chưa cần được chèn lót bằng các vật liệu sạch như giấy báo hay bao bố… 2. Sơ chế: cắt tỉa lại cuống trái, chỉ chừa khoảng 0,5-1cm. Khi cắt cuống nên để trái trong nước để tránh dính mũ; Dùng nước sạch rữa trái lại. Sau khi rữa, để trái khô ở nhiệt độ phòng, nên kết hợp với quạt để tăng cường tốc độ làm khô trái; Phòng trừ sâu bệnh: có thể xử lý trái sau thu hoạch với dung dịch Chlorine 200ppm (ngâm 3 phút) để hạn chế sự phát triển của bệnh trên vỏ trái. Sau thu hoạch, việc xử lý này không làm ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của trái sau khi bảo quản. 3. Đóng thùng: nếu đóng thùng cho thị trường xuất khẩu ta sử dụng thùng carton có lỗ thông khí để đóng trái. Trái được bao bằng giấy mềm hoặc lớp bao lưới xốp mềm, bên trong thùng cần có vách ngăn để tăng sức chịu lực của thùng. 4. Bảo quản: đu đủ cần được bảo quản trong điều kiện khô ráo và thông thoáng. Nhiệt độ bảo quản tối ưu đối với đu đủ là 10-12 o C và 90-95% ẩm độ có thể tồn trữ khoảng 2-3 tuần.