1. Thu hoạch: Thời gian sinh trưởng của trái đu đủ khoảng 4 tháng sau khi đậu trái, ta bắt đầu thu hoạch khi trái chuyển sang màu vàng nhẹ ở phần dưới trái (nàu mỏ vịt). Tuỳ theo thị trường gần hay xa ta chọn độ chín khác nhau.
Đối với thị trường gần ta chọn độ chín 4-5. Còn đối với thị trường xa ta chọn độ chín 2-3.
Thời điểm thu trái: nên thu hoạch trái vào sáng sớm hoặc chiều mát khi thời tiết khô ráo.Dụng cụ thu hoạch: dùng kéo, dao, hoặc lồng lưới để thu hoạch những trái trên cao. Có thể tham khảo một số hình ảnh thu hoạch đu đủ.
Khi thu hoạch ta cắt chứa cuống 2-3 cm và đưa ngay trái trút xuống để tránh trái bị dính mũ. Sau khi thu trái xong ta dùng giấy báo quấn cuống trái lại chuyển về nhà đóng gói. Nên sử dụng các loại dụng cụ chứa như rỗ nhựa, rỗ tre, thùng rỗ, cần xé…dụng cụ chưa cần được chèn lót bằng các vật liệu sạch như giấy báo hay bao bố… 2. Sơ chế: cắt tỉa lại cuống trái, chỉ chừa khoảng 0,5-1cm. Khi cắt cuống nên để trái trong nước để tránh dính mũ; Dùng nước sạch rữa trái lại. Sau khi rữa, để trái khô ở nhiệt độ phòng, nên kết hợp với quạt để tăng cường tốc độ làm khô trái; Phòng trừ sâu bệnh: có thể xử lý trái sau thu hoạch với dung dịch Chlorine 200ppm (ngâm 3 phút) để hạn chế sự phát triển của bệnh trên vỏ trái. Sau thu hoạch, việc xử lý này không làm ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của trái sau khi bảo quản. 3. Đóng thùng: nếu đóng thùng cho thị trường xuất khẩu ta sử dụng thùng carton có lỗ thông khí để đóng trái. Trái được bao bằng giấy mềm hoặc lớp bao lưới xốp mềm, bên trong thùng cần có vách ngăn để tăng sức chịu lực của thùng. 4. Bảo quản: đu đủ cần được bảo quản trong điều kiện khô ráo và thông thoáng. Nhiệt độ bảo quản tối ưu đối với đu đủ là 10-12 o C và 90-95% ẩm độ có thể tồn trữ khoảng 2-3 tuần.
Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013
KỸ THUẬT THU HOẠCH – SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN ĐU ĐỦ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét